Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Tháp Bánh Ít


Từ thành phố Quy Nhơn đi về hướng bắc theo quốc lộ 1A, ngay đầu phía bắc cầu Bà Di có một con đường rẽ phải ( phía đông) chạy dọc bờ sông, đi theo con đường ấy khoảng 1km thì đến tháp bánh Ít, thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.

Vì sao tên là tháp bánh Ít? tương truyền có bà Thị Thiện làm bánh ít và bán ở chân núi nên Tháp mới có tên như thế. Tháp có niên đại vào khoảng từ cuối thể kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, đã gần 1000 năm.

Tháp bánh Ít là tháp chàm, hiện nay chỉ còn lại 4 kiến trúc, nhưng mỗi kiến trúc trong tháp lại là một loại hình kiến trúc riêng biệt, là một sắc thái nghệ thuật khác nhau. Ngôi tháp chính uy nghi, ngôi tháp nam mái cong hình yên ngựa thơ mộng, tháp đông nam với những hình trang trí dưới dạng quả bầu lọ trên các tầng gây cho người xem một cảm giác rộn ràng, cởi mở, tòa tháp cổng đĩnh đạc trầm tư.

Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành tráng, các cột ốp, các đường gờ nhô ra dọc các mặt tường, vòm của các cửa giả hình mũi lao nhọn đò sộ nhưng cũng không thiếu vẻ thanh tú về đường nét. Những nét vạch lõm nhẹ nhàng chạy dài trên các mặt tường như làm dịu đi tính trang trọng và cứng rắn của các mặt vòm khối kiến trúc, những hình hoa lá trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm, các cửa giả làm cho cả khối kiến trúc gạch như vui lên, như đang thực sự “ tiếp xúc” với người xem. Sang ngôi tháp mới cong hình yên ngựa, ở phía nam tháp chính người xem như thấy một thâm cung huyền ảo. Những hình người, hình thú, hình chim,… tất cả đều được làm bằng gạch ở dưới chân tháp đang ưỡn người, khụy chân, dùng hai tay nâng bổng cả tòa tháp lên. Mái cong hình yên ngựa như xòe cánh bay. Trên mặt tường của kiến trúc, người nghệ sỹ Chămpa xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá, tất cả đã tạo cho ngôi tháp mái cong này hình diễm lệ, thơ mộng hiếm thấy. Xuống phía dưới, người xem cũng gặp hai kiến trúc và hai vẻ đẹp khác nhau.

Tháp cổng có hình dáng và kiến trúc như hai tháp chính nhưng nhỏ hơn, ít các chi tiết trang trí hơn, cho nên ấn tượng về ngôi tháp chính là lạnh lùng, nghiêm nghị. Trong khi đó cũng với lối kiến trúc tương tự ngôi tháp đông nam lại đem cho người xem vẻ ấm áp hơn so với tháp cổng. Những hình ảnh bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng đã che khuất và làm mờ đi những nét cứng cỏi, khô khan và nhờ vậy mà cả tòa kiến trúc thêm dịu hơn. Mặc dù mỗi ngôi tháp trong quần thể tháp Bánh Ít có một nét riêng nhưng nhìn chung tất cả đều có một nét chung và cũng là nét chung trong cả quần thể đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của các khối lớn.

Ơ quần thể tháp Bánh Ít, những đường nứt thanh tú, những dãy hoa văn trang trí vốn là những tấm áo khoác kiều diễm cho những tháp Chăm cuối thế kỷ X (phong cách Mỹ Sơn A1) gần như đã mất đi. Thay vào đó là một phong cách mới khỏe khoắn, hoành tráng – phong cách Bình Định ra đời. Tức là ở các kiến trúc giao thời giữa phong cách kiến trúc Mỹ Sơn A1 kiều diễm với các tháp khỏe chắc của phong cách Bình Định. Tháp Bánh Ít vừa có nét trang nhã lại vừa có nét hoành tráng, oai nghiêm.

--------------------------





Ngôi tháp chính (bên phải) cao khoảng 20m nằm ở đỉnh đồi, mặt nền hình vuông, mỗi chiều 11m. Tháp được trang trí khá đẹp. Thân tháp có 5 cột tạo dáng thanh thoát, phần trang trí tập trung chủ yếu ở phần cửa. Cửa chính về phía Đông, nhô ra khỏi mặt tường khoảng 2m. Vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao hai lớp với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau. Chính giữa vòm cửa có phù điêu mặt kala. Cửa chính còn được trang trí diềm phù điêu khắc tạc hình Ganesa (người đầu voi, thần hạnh phúc và may mắn), hình Hamuman (khỉ thần)


Quần thể tháp Bánh Ít được xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn, nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm




Ngôi tháp nằm về phía nam tháp chính có chiều dài 12m, bề rộng 5m, cao chừng 10m. Mái tháp hình thuyền (hay hình yên ngựa), cong lõm phần giữa, vút lên ở hai đầu, trông giống mái nhà rông của người Tây Nguyên. Thân tháp được trang trí phù điêu hình người, hình thú, chim và hoa văn hoa lá






Về phương tiện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Hiện nay, các hiện vật quí đều đã mang vào các bảo tàng trưng bày. Anh Dũng, nhân viên bảo vệ ở tháp Bánh Ít cho biết, hồi anh còn nhỏ, trong các tháp đều có tượng và đồ thờ cúng, ngày nay tháp không còn là nơi thờ tự như hồi xưa nhưng thỉnh thoảng vẫn có người dân lên thắp nhang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét